Quy trình Sản Xuất Bia: Những Gì Bạn Cần Biết
Nghệ thuật nấu bia nằm ở sự hiểu biết khoa học về công nghệ sản xuất bia. Là một loại đồ uống được nhiều người yêu thích và tiêu thụ hàng đầu, bia đã trở thành một loại đồ uống được công nhận trên toàn cầu. Tìm hiểu về sản xuất bia bổ sung thêm kiến thức về loại bia bạn thích. Hơn nữa, hiểu rõ về quy trình sản xuất bia cũng giúp bạn chọn được loại bia chất lượng nhất.
Hãy đọc tiếp để biết quy trình nấu bia hay sản xuất bia:
Thành phần được sử dụng cho Quá Trình Sản Xuất Bia
Quá trình sản xuất bia bắt đầu với việc sắp xếp tất cả các nguyên liệu cần thiết để nấu bia. Nước, hoa bia, mạch nha và nấm men là bốn thành phần cơ bản được sử dụng cho quá trình nấu bia. Quy trình cơ bản để sản xuất bia là chiết xuất glucose từ ngũ cốc, sau đó lên men để tạo ra cồn.
Hồ hóa mạch nha
Hồ hóa là giai đoạn đun sôi tinh bột mạch nha để phá vỡ cấu trúc phân tử của nó. Việc sử dụng tinh bột mạch nha không hồ hóa khiến nấm men khó phát huy tác dụng. Vì vậy, cần phải giảm kích thước phân tử của tinh bột mạch nha trước khi lên men. Trong quá trình hồ hóa, các enzyme chuyển hóa tinh bột hồ hóa thành đường. Peptide, được tạo ra bằng cách phá vỡ protein, đóng vai trò thiết yếu trong việc tạo bọt cho bia. Sau quá trình này, chuyên gia nấu bia sẽ lọc hỗn hợp để loại bỏ chất rắn. Quá trình lọc được thực hiện bằng các bộ lọc công nghiệp chuyên dùng cho quy trình công nghệ sản xuất bia. Công đoạn này là một trong những công đoạn tốn nhiều thời gian nhất của quy trình sản xuất bia.
Đun sôi
Sau đó, dung dịch mạch nha được lọc sẽ được chuyển đến lò đun sôi với hoa bia. Công đoạn nấu bia này dẫn đến những điều sau đây:
Hương thơm và vị đắng:
Đun sôi chiết xuất mạch nha với hoa bia giúp tạo thêm hương vị hoa bia cho bia thành phẩm. Quá trình này mang lại cho bia hương thơm đặc biệt và gia tăng vị đắng cho bia. Đun sôi hỗn hợp cũng giúp tăng cường vi sinh vật giúp cải thiện khả năng duy trì bọt của bia.
Nồng độ:
Đun sôi giúp duy trì nồng độ chính xác của dung dịch mạch nha cho quá trình sản xuất bia.
Vô hiệu hóa các enzym còn sót lại:
Quá trình này cũng vô hiệu hóa các enzym còn sót lại và giúp khử trùng nước mạch nha trước khi ủ.
Đun sôi hoa bia và mạch nha tạo ra một dung dịch đắng có vai trò vô cùng quan trọng trong sản xuất bia. Vị đắng của bia có thể được tính bằng cách đo chất Isohumulone được hình thành do quá trình đun sôi. Hương vị và độ đắng của bia có thể khác nhau tùy thuộc vào chất lượng của hoa bia và mạch nha được sử dụng để nấu bia. Bên cạnh đó, cách đun sôi cũng quyết định hương vị của bia. Các chuyên gia nấu bia có thể thêm hoa bia ngay từ đầu trước khi bắt đầu quá trình đun sôi hoặc theo đợt trong khi đun sôi. Thêm một phần hoa bia ngay trước khi công đoạn đun sôi kết thúc có thể tạo cho bia một hương thơm mạnh mẽ của hoa bia.
Lắng trong
Quy trình công nghệ sản xuất bia sử dụng một thiết bị hình trụ gọi là nồi lắng xoáy để lọc các chất rắn trong dung dịch malt đã đun sôi. Chuyên gia nấu bia sẽ chuyển dịch malt vào thiết bị này. Bên trong nồi lắng xoáy, dung dịch được xoay để thu các chất rắn vào giữa nồi bằng lực ly tâm.
Lên men
Sau công đoạn đun sôi và lắng trong, dung dịch malt hay còn gọi là dịch hèm được làm lạnh để bắt đầu quá trình lên men. Các enzym và nấm men cần thiết được thêm vào hỗn hợp trong giai đoạn này. Bia chủ yếu có thể được lên men bằng hai loại phương pháp lên men - lên men đỉnh và lên men đáy. Phương pháp được sử dụng để lên men bia quyết định thể loại bia thành phẩm.
Phương pháp lên men đỉnh:
Bia ale được sản xuất bằng phương pháp lên men đỉnh. Trong quá trình sản xuất bia này, nấm men nổi được sử dụng để nổi lên trên cùng của bình lên men, giúp chuyển hóa glucose thành rượu. Men ale tương đối kỵ nước khiến nó nổi trên bề mặt chất lỏng. Thiết bị lên men kiểu hở được sử dụng để sản xuất bia theo phương pháp lên men đỉnh. Bia lên men đỉnh thường có màu đậm và mùi thơm nồng hơn so với bia lager.
Phương pháp lên men đáy:
Bia lager được sản xuất bằng phương pháp lên men đáy. Các chuyên gia nấu bia sử dụng các chủng men hoạt động hiệu quả ở nhiệt độ thấp hơn cho quy trình sản xuất bia này. Men hoạt động chậm để tạo ra carbon dioxide trong quá trình lên men. Quá trình lên men đáy tạo ra các loại bia giòn có màu nhạt hơn.
Bia được lên men lý tưởng ở nhiệt độ từ 15°C đến 25°C trong khoảng 2-3 tuần. Tuy nhiên, nhiệt độ và thời gian ủ phụ thuộc nhiều vào từng loại bia. Sau khi quá trình lên men hoàn thành, bia đã sẵn sàng để tiêu thụ. Bia có vị ngon nhất ngay sau khi lên men vì nó chứa nhiều hương vị và ít bị ảnh hưởng bởi quá trình oxy hóa nhất. Cũng chính vì vậy, bia đóng kín có hạn sử dụng từ sáu đến mười hai tháng.
Lọc và đóng gói
Sau giai đoạn hậu lên men, sản phẩm cuối cùng được lọc để loại bỏ men và các chất cặn bã khác còn sót lại. Trong quá trình sản xuất bia này, vật liệu lọc có lỗ nhỏ được sử dụng để đảm bảo bia được lọc kỹ lưỡng. Công đoạn xử lý nhiệt được sử dụng để tiêu diệt vi khuẩn sau khi lọc và trước khi đóng gói. Tất cả chai, lon đều được vệ sinh kỹ lưỡng nhằm loại bỏ tối đa tạp chất trước khi chiết rót. Sau đó, sản phẩm cuối cùng được chiết rót và vận chuyển trong các chai và lon đã được xử lý để bạn có thể thưởng thức một vại bia ướp lạnh sảng khoái mà mình yêu thích.
Lưu ý: Sản phẩm không dùng cho người dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai và đang cho con bú.
Câu hỏi thường gặp
1. Quá trình nấu bia mất bao lâu?
Quá trình nấu bia có thể mất từ bốn đến tám tuần.
2. Mất bao lâu để bia bắt đầu lên men?
Sau khi nấm men được thêm vào hỗn hợp, quá trình lên men bắt đầu trong vòng 12 giờ sau quá trình ủ, với men lỏng, quá trình này có thể mất tới 24 giờ. Tuy nhiên, hèm bia sẽ bắt đầu biến thành bia trong vòng 3 đến 5 ngày sau khi lên men.
3. Mất bao lâu để nấu 1 gallon bia?
Thời gian nấu bia không đổi. Các chuyên gia nấu bia có thể chọn tăng hoặc giảm mẻ ủ tùy thuộc vào nhu cầu và nguyên liệu sẵn có của họ.